Cách chuyển bể thủy sinh khi chuyển nhà theo từng bước?

Cách chuyển bể thủy sinh khi chuyển nhà theo từng bước?

Thú chơi thủy sinh đang rất phổ biến ở mọi người, mọi nhà từ bể thủy sinh mini đến những bể có kích thước siêu to khổng lồ. Có một chiếc bể thủy sinh trong nhà giúp bạn sẽ thư thái thoải mái hơn khi ngắm những chú cá bơi lội trong nhà bạn. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ nghĩ đến mình phải chuyển nhà và thật “không may” nhà mình có một chiếc bể thủy sinh chưa?  Không chỉ riêng bạn mà rất nhiều người chơi thủy sinh phải đau đầu về bài toán vận chuyển bể thủy sinh khi chuyển nhà này, nhiều người không biết làm thế nào để vận chuyển đành “lật bể”. Một số khác vận chuyển xong bể cũng chẳng khác gì như một vữa trộn hồ nên cũng đành “lật bể”.
Setup một chiếc bể đẹp là không đơn giản, để bể ổn định lại mất thêm nhiều thời gian việc phải dùng hạ sách “lật bể” là điều không ai mong muốn cả. Vậy làm thế nào để có thể vận chuyển bể thủy sinh khi chuyển nhà đúng kỹ thuật. Sau đây Dịch Vụ Chuyển Đồ sẽ hướng dẫn các bạn theo từng bước cụ thể và chi tiết!.

Bước 1: Cá & các thiết bị lọc

Trước khi vận chuyển nhầ hãy chắc chắn rằng bạn đã vớt hết những chú cá đáng yêu của mình, dù bể nhiều ngõ ngách hay bể to nhưng bằng cách này hay cách khác bạn phải vớt hết những chú cá của mình ra.
Tháo đèn, chiller, sởi, sủi và các thiết bị lọc ra đóng vào thùng chuyên dụng để chuẩn bị vận chuyển bể.

Bước 2: Cây thủy sinh

Cây thủy sinh
Cây thủy sinh
Trước khi vận chuyển bạn cần tiến hành rút nước tùy vào kích thước bể với những bể có kích thước lớn bạn có thể phải rút 70-100% nước nhưng nếu bể nhỏ, nhẹ bạn chỉ cần rút 50% nước .
Lúc này cây thủy sinh của bạn sẽ bị khô và bạn cần phải sử dụng các vật liệu để giữ ẩm. Cách đơn giản nhất là bông và giấy báo. Sử dụng bông và báo sẽ giúp cây của bạn không bị khô và có thể xanh tốt trở lại khi bạn đổ nước vào lại.

Xem thêm: Đóng gói đồ điện tử an toàn và đúng cách khi vận chuyển nhà

Bước 3: Lũa và Đá

lũa và đá trong hồ thủy sinh
lũa và đá trong hồ thủy sinh
Sau khi sử lý cây thủy sinh xong việc còn lại của bạn là cố định lũa và đá, cách đơn giản nhất là dùng xốp để chèn cố định lại những vật này. Trong trường hợp có điều kiện hơn bạn có thể dùng những hạt sốp thả đầy bể sau đó dùng băng dính dán lại miệng bể là bạn có thể an tâm, thoải mái vận chuyển mà không lo “toang”.

  • Trong quá trình vận chuyển bể bạn cần chú ý: “hàng dễ vỡ nên nhẹ tay” kê xếp chèn chăn ga gối đệm vào đảm bảo vận chuyển an toàn và nhẹ nhàng.
  • Sau khi lắp đặt vào vị trí mới bạn hãy gỡ bỏ xốp đã gài sau đó thả nước từ từ vào xốp còn lại sẽ nổi lên và bạn chỉ còn việc là phải vớt nó lên thôi.
  • Khi nước vào được 50% bạn tiến hành tháo báo bọc cây và bông ra sau đó tiếp tục vào nước, vừa vào nước và vớt bỏ những gì còn sót lại trong bể.
  • Sau khi vào nước xong bạn cần cắm lại các thiết bị đèn, chiller, sởi và máy lọc nước cho bể hoạt động 1-2h trước khi thả cá vào lại để bể có thể ổn định trở lại.

Thả cá theo quy trình như thả cá mới để cá đỡ bị stress dẫn đến chết cá. Cuối cùng hãy ngắm nhìn lại từ đầu chiếc bể thủy sinh trong căn nhà mới của bạn và tự thưởng cho mình một ly cafe bên những chú cá tung tăng, vui vẻ nhé.
Dịch Vụ Chuyển Đồ chúc bạn thành công!

Bạn có thể tham khảo thêm: Cách đóng gói máy giặt để chuyển nhà

5/5 - (500 bình chọn)