Hoạt động vận chuyển và lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ không thể thiếu một “phương tiện” cực kỳ quan trọng đó chính là thùng container. Vậy container có các loại nào? kích thước container 20, 48, 40, 50, 60 feet cụ thể ra sao? Bài viết sau đây Dịch Vụ Chuyển Đồ sẽ giúp cho bạn tìm hiểu chuyên sâu về các vấn đề liên quan tới container. Từ đó, giúp cho bạn dễ dàng lựa chọn kích thước container cũng như loại container phù hợp nhất với nhu cầu vận chuyển hàng hóa của mình.
Định nghĩa container là gì?
Container thường được gọi tắt là cont. Đây là một công cụ vận tải chuyên dụng được sử dụng trên phạm vi toàn quốc tế. Từ container dùng để chỉ một chiếc thùng lớn được làm ra từ một loại thép kiên cố, có hình dạng là hộp chữ nhật chuyên chứa đựng hàng hóa. Thông thường bạn sẽ thấy các thùng container được những chiếc xe đầu kéo gắn và vận chuyển trên đường.
Như vậy, bản thân container chỉ là loại thùng chứa đựng hàng hóa. Nhưng nhiều người hiện nay vẫn hay thường nhầm lẫn container là một chiếc xe đầu kéo có thùng chứa lớn gắn ở phía sau. Nhưng thực chất đây chính là hai bộ phận rời và có biển số xe riêng biệt bạn nhé!
Hiện nay chưa có thông tin chính xác về sự ra đời của chiếc thùng container. Vì đó là một hành trình rất dài và biến đổi rất nhiều. Nhưng nhiều giả thuyết đã cho rằng, đây là một phát minh của Malcom Purcell McLean tại Mỹ vào các năm 1935. Ngày nay, phương tiện này đảm nhận phần lớn đến hơn 90% lượng hàng hóa luân chuyển ở trên thế giới.
Tiêu chuẩn ISO về Container
Theo tiêu chuẩn ISO Container (tiêu chuẩn 668:1995), thì một thùng container đạt chuẩn sẽ đáp ứng những yếu tố sau:- Có độ bền cao, chắc chắn và đồng thời có thể tái sử dụng nhiều lần
- Giúp quá trình đóng hàng và rút hàng cũng dễ dàng, nhanh chóng
- Thiết kế để đảm bảo có thể vận chuyển đa phương thức, không bắt buộc phải dở ra và đóng lại.
- Dễ dàng lắp lắp đặt những thiết bị xếp dỡ trong suốt quá trình chuyển đổi phương thức vận chuyển
- Thể tích container phải đạt tối đạt 35.3 feet khối (1 mét khối)
Tìm hiểu chung về kích thước container
Đơn vị đo lường là feet và inch
Nếu bạn muốn đọc các thông số về kích thước của từng loại thùng container cụ thể, trước hết bạn phải nắm rõ được đơn vị đo thông dụng của container. Theo đó, khi đề cập đến kích thước cont, trên thế giới sử dụng 2 đơn vị phổ biến đó là feet và inch. Tại Việt Nam, dù mét là đơn vị chuẩn, nhưng vẫn phải tuân theo quy tắc quốc tế khi khai báo kích thước của các thùng container trong quá trình xuất nhập khẩu và hợp tác vận chuyển.
1 feet là bao nhiêu mét và 1 inch là bao nhiêu mét?
Feet (ký hiệu ft hay một số địa phương gọi là foot, hay dấu phẩy đơn ‘) đây là một đơn vị đo lường phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, mà nổi bật là tại khu vực Anh Mỹ. Theo đó, 1 feet cao khoảng 30.48 cm. Để dễ ghi nhớ, bạn có thể liên tưởng feet tiếng Việt là bàn chân để có thể dễ dàng hình dung, và 1 feet sẽ có độ dài bằng khoảng 1 bàn chân lớn của những người nước ngoài.
Inch cũng là một đơn vị đo lường phổ biến trên quốc tế, viết tắt là in, hoặc ký hiệu là dấu phẩy kép. Bạn thường nghe tivi 20 in, 30 in,… Vậy 1 inch dài bao nhiêu? Chính xác 1 inch chính là 2.54 cm, cỡ một đốt tay người lớn. Lưu ý: 1 feet = 12 inch.
Một vài khái niệm cơ bản
- Kích thước bên ngoài (thường được gọi là kích thước phủ bì): là kích thước được đo phía ngoài của thùng container.
- Dung tích: được tính theo đơn vị mét khối và feet khối, dùng để tính thể tích không gian có thể chứa hàng của thùng container.
- Kích thước bên trong (hay gọi là kích thước lọt lòng): là kích thước được đo ở phía trong của thùng container (không cần tính độ dày vỏ). Đây chính là phần kích thước đáng quan tâm. Bởi bạn phải chắc chắn rằng hàng hóa của mình cho thể cho vừa vào bên trong container (và không vượt quá kích thước lọt lòng).
- Tổng tải trọng: Bao gồm cả khối lượng hàng hóa và khối lượng của container.
- Tải trọng ròng: Thể hiện sức chuyên chở của container. Là tổng khối lượng của hàng hóa.
Đơn vị TEU (viết tắt của từ twenty-foot equivalent units) được hiểu là “đơn vị tương đương 20 foot”. TEU dùng để chỉ ra 1 container 20 feet có kích thước tiêu chuẩn dài 20 feet, rộng 8 feet và cao 8.5 feet. 1 container dạng này có thể tích tầm 39 m³.
Ví dụ: 1 container 40 feet là 2 TEU, 2 container 40 feet là 4 TEU. Ngoài ra, đối với Container 40 feet, người ta còn gọi là 1 FEU ( Forty- foot equivalent units)
Xem thêm: [Hướng dẫn] Cách tra cứu container online nhanh chóng
Kích thước của những loại thùng caontainer
Kích thước container 10 feet là bao nhiêu?
Container 10 feet có kích thước nhỏ gọn nhất trong các loại container. Nhưng loại container này lại rất phổ biến vì lượng hàng chứa sẽ không được nhiều. Chỉ thường dùng để chở hàng có với kích thước và trọng lượng nhỏ hoặc vừa. Thay vào đó, container 10 feet lại được ưa chuộng trong những lĩnh vực về thiết kế xây dựng. Thường dùng để làm kho hàng mini, xây dựng văn phòng, nhà vệ sinh hay nhà ở nhỏ,…Kích Thước Container 20 feet Lạnh – RF
Container 20 feet Lạnh – (RF – Reefer) loại thùng container này được gắn thiết bị làm lạnh chuyên dụng. Nhiệt độ không cố định và nó sẽ dao động từ -18 độ đến 18 độ tùy yêu cầu nhiệt độ của mặt hàng vận chuyển cũng như thiết kế của thùng cont. Kích thước container 20 feet lạnh thường được dùng để chở những mặt hàng đặc thù đòi hỏi nhiệt độ thấp như: hải sản, nông sản, thức phảm tươi sống, thịt đông lạnh. Hiện nay, loại cont này ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi nhu cầu tiêu thụ thức ăn tươi sống ngày càng tăng của con người.Để giữ lạnh tốt, cont 20 feet lạnh thường cần đến lớp đệm dày ở bên trong. Do đó mà kích thước lọt lòng của thùng container 20 feet lạnh thường nhỏ hơn loại thùng container loại khô.
Kích Thước Container 48 feet
Container lạnh 48 feet là loại container có kích thước lớn nhất. Được cải tiến từ container 40 feet bằng việc nối thêm container nhằm để tăng kích thước thùng, tăng tải trọng. Giúp cho hiệu quả cao hơn trong khâu vận chuyển và tiết kiệm chi phí. Được bơm form cách nhiệt giúp giữ nhiệt lạnh ở phía trong thùng container.Kích Thước Container 50 feet
Trên thị trường cũng có loại Container 50 feet với kích thước lớn. Tuy nhiên loại này cũng giống loại 45 feet không phổ biến tại nước ta. Tại Việt Nam hầu như không thấy xuất hiện. Kích thước container 50 feet thông thường như sau:- Kích thước container 50 feet lọt lòng: Dài x Rộng x Cao lần lượt khoảng 15.040 m x 2.348 m x 2.690 m
- Kích thước phủ bì: Dài x Rộng x Cao lần lượt là 15.240 m x 2.438 x 2.896 m
Kích Thước Container Bồn (Tank)
Container Bồn dùng để chở những loại chất lỏng như hóa chất, nước giải khát, rượu,… Nhắc đến container bồn thì thường sẽ nhắc tới đơn vị của nó là thể tích thay vì kích thước dài x rộng x cao. Thể tích thông dụng của loại container bồn thường vào khoảng 24.000 lít, 25.000 lít, 26.000 lít, 21.000 lít,… Thông thường, những container bồn sẽ được thiết kế sao cho có thể đưa vào các khung dễ dàng (tương tự như dạng flat rack), chuẩn hóa về kích thước cont 40 feet hay 20 feet tiêu chuẩn.
Một số lưu ý cần biết về kích thước của container
Những thông số ở trên đây chỉ mang tính chất tham khảo tương đối. Bởi vì còn phải phụ thuộc vào nhà sản xuất, quy tắc làm tròn mà kích thước của container có thể xảy ra một chút chênh lệch vài mm hoặc vài cm.
Một điều thú vị là container 40 feet thường được dùng làm chuẩn độ dài khi chất xếp hàng hóa. Đảm bảo khi xếp những loại cont nhỏ hơn vào sẽ có một khe hở ở giữa là 3 in (khoảng 7.6 mm), thuận tiện hơn cho quá trình xếp dỡ hàng. Ví dụ, độ dài thực tế của cont 20 feet chỉ khoảng 19 feet 10.5 in, để khi xếp 2 loại cont cách nhau 3 in sẽ vừa vặn với kích thước chiều dài của cont 40 ft.
Chiều rộng Container theo tiêu chuẩn ISO 668:1995 sẽ là 2.438m, tức là khoảng 8 feet.
Trước đây, chiều cao của thùng container thường là 8 feet. Tuy nhiên, sau này thì kích thước 8 feet 6 in dần được thay thế và phổ biến nhất hiện nay bởi có thể chất được nhiều hàng hơn. Nên giờ đây, khi đề cập đến chiều cao của cont, thì người ta thường nghĩ ngay tới 8 feet 6 in.
Bạn đừng nên quá tin vào tải trọng ròng. Bởi dù khả năng chở tối đa của container được hiển thị trên bảng thông số như vậy, nhưng thực tế thì bạn sẽ không được chở hàng hóa đến ngưỡng tối đa đó được. Tải trọng được phép chở của thùng container căn cứ vào nhiều yếu tố, như quy định hãng tàu và quy định nhà nước,… Việt Nam đang áp dụng TCVN 6273:2003 do Cục Đăng kiểm Việt Nam quy định. Theo đó, tải trọng sử dụng lớn nhất của container 20 feet vào khoảng 20,32 tấn. Một số hãng tàu lại có quy định tải trọng riêng để đảm bảo thu lại lợi nhuận cũng như độ an toàn khi chở hàng hóa, do đó bạn cần hỏi kỹ.
Kích thước container là số liệu quan trọng để bạn có thể căn cứ vào đó bạn có thể lựa chọn phương thức vận chuyển tối ưu. Ngoài ra, nếu như hàng của bạn nhỏ lẻ và trọng tải thấp (chỉ vài trăm ký đến vài tấn) thì bạn có thể tham khảo Kích thước thùng xe tải từ 500kg đến 30 tấn để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp của mình hơn.
Như vậy chúng tôi vừa chia sẽ đến các bạn kích thước container 20, 48, 40, 50, 60 feet chi tiết ở trên. Hy vọng bạn sẽ chọn được một loại container để vận chuyển hàng hoá của mình nhé!
Bạn có thể tham khảo thêm: