Tải trọng trục xe là gì? Tại sao bất cứ tài xế nào điều khiển xe khi lưu thông trên đường cũng cần chú ý đến điều này? Đặc biệt các quy định về tải trọng trục xe tải mới nhất hiện hành là như thế nào? Tìm hiểu ngay để đảm bảo sự an toàn khi lưu thông. Đồng thời tránh những trường hợp bị xử phạt mà không hay biết.
Tải trọng trục xe là gì?
Trục xe tải là phần liên kết và đóng vai trò nối 2 bánh đối diện của 2 bên hông xe với nhau. Hệ thống bao gồm 2 bánh xe đối diện với nhau được liên kết bằng trục xe thường được gọi với một cái tên khác là chân xe.
Vậy tải trọng trục xe là gì? Tải trọng của trục xe được định nghĩa là các phần tải trọng của toàn bộ xe tải được phân bổ trên mỗi trục xe. Do hiện nay đang có rất nhiều loại xe tải 2 chân, xe tải 3 chân và xe tải 4 chân khá đa dạng. Vậy nên trục xe cũng được phân chia khác nhau. Để đảm bảo khả năng nâng đỡ mức tải trọng phù hợp
Hiện nay thì trục xe tải Isuzu nói riêng và những dòng xe tải khác nói chung. Cơ bản bao gồm 3 loại trục xe là: Trục đơn, trục kép và cụm chục ba. Mỗi trục này đều có những tải trọng giới hạn quy định khác nhau. Nhằm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối khi tham gia giao thông.
Như vậy ta có thể hiểu được tải trọng trục xe là mức chịu tải trọng giới hạn của mỗi trục trên xe. Bất cứ bác tài xế nào khi điều khiển cũng cần phải nắm rỏ đến khả năng chịu tải này của trục. Để đảm bảo an toàn cũng như tuân thủ các quy định của Luật giao thông.
Quy định tải trọng trục xe
Không chỉ là giới hạn tải trọng của trục xe được những nhà sản xuất khuyến cáo để đảm bảo an toàn. Mà tải trọng của trục xe hiện nay còn được Bộ GTVT quy định một cách rất rõ ràng và nghiêm ngặt. Vậy cụ thể thì quy định về tải trọng trục xe là như thế nào?
Giới hạn tải trọng trục của xe tải được quy định tại Điều 16 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT. Quy định vể tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ, lưu hành xe quá tải trọng, ,xe bánh xích trên đường bộ xe quá khổ giới hạn; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn việc xếp hàng hóa trên phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, theo đó:
1. Trục đơn:
- Tải trọng cyar trục xe ≤ 10 tấn.
2. Cụm trục kép và phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục:
- Trường hợp d < 1,0 mét và tải trọng cụm trục xe ≤ 11 tấn;
- Trường hợp 1,0 mét ≤ d < 1,3 mét và tải trọng cụm trục xe ≤ 16 tấn;
- Trường hợp d ≥ 1,3 mét và tải trọng cụm trục xe ≤ 18 tấn.
3. Cụm trục ba và phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục liền kề:
- Trường hợp d ≤ 1,3 mét và tải trọng cụm trục xe ≤ 21 tấn;
- Trường hợp d > 1,3 mét và tải trọng cụm trục xe ≤ 24 tấn.
Với quy định về tải trọng trục xe như trên sẽ yêu cầu những bác tài xế đảm bảo việc chở hàng hóa theo đúng với mức tải trọng giới hạn. Bởi cho dù là cố tình hay là vô ý vi phạm thì chắc chắn tài xế xe cũng sẽ phải chịu mức xử phạt chở hàng quá tải trọng theo đúng quy định.
Cách tính tải trọng trục xe ô tô
Thông thường, tổng trọng lượng của xe tải được phép tham gia giao thông sẽ được ghi rõ trong hồ sơ chứng nhận an toàn về kỹ thuật và bảo vệ môi trường, và trong đăng kiểm xe. Ngoài ra, để biết được tải trọng của trục xe ô tô chính xác nhất. Thì người ta còn có thể áp dụng những phương pháp tính trọng lượng tiêu chuẩn khác nhauMột trong những cách tính tổng tải trọng của xe tải nhanh chóng và đơn giản nhất chính là sử dụng cân tải trọng trục xe. Thông thường để có thể cân tải trọng xe ô tô, tài xế có thể đưa xe đến những trạm cân tiêu chuẩn. Để tiến hành cân tải trọng một cách vô cùng nhanh chóng.
Ngoài ra, để có thể tính được tải trọng của xe ở tại nhà thì tài xế có thể áp dụng công thức tính tải trọng theo tiêu chuẩn. Đảm bảo phù hợp và áp dụng được cho mọi dòng xe tải khác nhau
Như vậy hy vọng với các thông tin trên đây đã có thể giúp những tài xế biết được chi tiết về tải trọng trục xe là gì? Đặc biệt là nắm rõ các quy định về mức tải trọng trục xe tải giới hạn. Nhằm đảm bảo lưu thông an toàn trên mọi nẻo đường.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan khác tại đây: